Thứ Năm, 30 tháng 6, 2011

Tử kỳ lân "chúa tể" thảo nguyên Tây tạng

Tử kỳ lân "chúa tể" thảo nguyên Tây tạng

Chúa tể của thảo nguyên,sư tử núi tuyết, Tử kỳ lân (truyền thuyết của Tây Tạng) đều là những gì mà người ta nhắc đến khi nói về chó Ngao Tây Tạng."To hơn chó sói, mạnh hơn báo hoa và nhanh hơn hươu nai", Ngao tạng là loại mãnh thú bá chủ của thảo nguyên Tây Tạng, nơi mà chỉ duy nhất con người có thể khắc chế và làm chúng phục tùng. Thành Cát Tư Hãn đã từng dẫn theo loài Ngao này khi chinh phục Châu Âu.

Loài chó này tình cờ được 2 nhà thám hiểm người Itaila phát hiện tại ngôi làng Jhangihe, toạ trên độ cao 5200m so với mực nước biển giữa khu tự trị Tây Tạng ở Tây Bắc Trung Quốc. Sau khi nghiên cứu tỉ mỉ các nhà khoa học đều nhất trí cho rằng đây chính là giống chó săn tinh khôn nhất hiện nay, từng bị giới động vật hiện đại cho là đã tuyệt chủng. Loài chó này đã hiện hữu cách đây 5000 năm và được xem như là giống chó có bộ Gen cổ xưa nhất trên thế giới hiện nay.

Cao 71 cm là thấp nhất đối với chó đực. Nặng 64-82kg. Với phần lông ở cổ đặc trưng và thể hện được tình trạng sức khỏe của nó. Chúng có màu đen, đen -nâu, đen -vàng, xám hoặc vàng. Đuôi luôn cuộn cao trên lưng. Đầu phẳng, ko có nếp nhăn. Hình thế tạo lên sự cân đối và oai vệ.


Vào năm 1988 giống chó ngao tây tạng được bắt đầu biết đến với bản chất rất hung dữ, trung thành được người dân tộc tạng nuôi với mục đích trông giữ đàn gia súc, trải qua nhiều năm nghiên cứu đặc tính nuôi dưỡng cũng như đặc tính thích nghi của loài này Ngao Tây tạng đã được nhân giống và phát triển trên toàn thế giới.

Hiện nay,với những đặc tính nổi trội như: Lì lợm, trung thành,đặc biệt chỉ nghe một chủ, chỉ trung thành tuyệt đối với 1 chủ nhân duy nhất, Ngao Tây Tạng được giới nuôi chó trong và ngoài trung quốc đặc biệt ưa thích. Giá một con Ngao có thể từ 1500$ đến 15000$ hoặc hơn thế nữa.


Một số hình ảnh về chó ngao tây tạng













Yêu động vật.

Hachiko- Một câu chuyện về lòng trung thành.

Hachiko- Một câu chuyện về lòng trung thành.

 
Câu chuyện xảy ra vào năm 1925, tại tỉnh Shibuya.

Như thường lệ, buổi sáng giáo sư Ueno Eizaburo đi bộ tới nhà ga Shibuya, theo sau là chú chó trung thành Hachi, có nick name là Hachiko. Hachiko không được phép theo giáo sư đến Đại Học Hoàng Gia ( nay là Đại Học Tokyo ), nơi ông đang giảng dạy. Nhưng chiều cũng vậy, cứ đến 3h , Hachiko lại ra nhà ga đợi giáo sư. Nhưng vào ngày 12 tháng 5 năm đó, giáo sư Ueno đã qua đời sau một cơn đột quỵ khi đang ở trường đại học và mãi mãi không thể trở về được. Còn Hachiko như mọi ngày, vẫn đến nhà ga vào lúc 3 giờ chiều để đón chủ nhân. Nhưng hôm đó đã qua 3 giờ rất lâu, bao nhiêu chuyến tàu đã đi qua, trời đã tối mà không thấy giáo sư về. Và Hachiko, chú cho trung thành không hề nản lòng, Hachiko vẫn đứng đợi và đợi.

Hachiko linh cảm rằng có chuyện gì chẳng lành đã xảy ra, tuy vậy nó vẫn ra ga đợi chủ nhân vào lúc 3h chiều mỗi ngày. Chẳng bao lâu sau, những người xung quanh bắt đầu để ý tới sự chờ đợi vô vọng của của Hachiko đối với người chủ nhân đã qua đời của mình. Lần lượt, từ người làm vườn trước đây của giáo sư, đến giám đốc nhà ga và những người dân trong vùng đã cho Hachiko ăn và thay phiên nhau chăm sóc nó. Câu chuyện về chú chó trung thành nhanh chóng được lan truyền khắp nơi và Hachiko được coi như một tấm gương sáng về lòng trung thành. Người ta tìm đến Shibuya chỉ để nhìn Hachiko, cho nó ăn, hoặc nhẹ nhàng xoa đầu vào đầu nó để chúc may mắn.

Nhiều ngày, nhiều tháng, rồi nhiều năm trôi qua, Hachiko vẫn có mặt đều đặn ở nhà ga vào lúc 3h chiều, mặc dù nó đã bị bệnh viêm khớp và đã quá già yếu rồi. Cuối cùng vào ngày 7 tháng 3 năm 1934, gần 10 năm kể từ ngày nó nhìn thấy chủ nhân lần cuối cùng, người ta tìm thấy Hachiko -lúc đó đã 12 tuổi -nằm gục chết tại chính cái nơi mà nó đã đứng đợi chủ nhân của mình trong suốt nhiều năm.

Cái chết của Hachiko được đăng lên trang nhất của rất nhiều tờ báo lúc bấy giờ và người ta đã dành hẳn một ngày để để tang Hachiko. Từ số tiền đóng góp của dân chúng trong cả nước, người ta đã thuê nhà điêu khắc Ando Teru để làm một bức tượng Hachiko bằng đồng. Vào tháng 4 năm 1934, bức tượng được hoàn thành và được đặt trang trọng ở bên trong sân ga, tại chính vị trí nó đã đứng đợi chủ nhân trong gần 10 năm.



Tuy nhiên, vài năm sau đó, Nhật Bản lâm vào chiến tranh, tất cả những thứ gì là kim loại đều bị lấy đi để làm vũ khí, không ngoại trừ bức tượng Hachiko. Sau khi chiến tranh kết thúc, vào năm 1948, con trai của Ando Teru là Takeshi đã làm một bức tượng Hachiko mới. Bức tượng đó được đặt ở ga Shibuya cho đến tận ngày hôm nay.



Bên cạnh mộ của giáo sư Ueno tại nghĩa trang Aoyama cũng có đặt một bức tượng của Hachiko. Có nhiều tin đồn rằng xương của Hachiko cũng được chôn tại đó. Nhưng thực ra bộ xương của Hachiko hiện đang được trưng bày tại Viện Bảo tàng Quốc Gia.

Còn tại nhà ga Shibuya, chú chó trung thành Hachiko vẫn đứng đó, mãi mãi chờ đợi chủ nhân của mình. Nơi đó , ngày nay còn được biết đến như một điểm hẹn ở Shibuya, nơi người ta đến đó và ngồi đợi bạn của mình.

Hình như từ đó, nơi đặt tượng của Hachiko trở thành nơi hẹn hò gặp gỡ của người dân Tokyo. Đến tận bây giờ, nếu bạn có dịp đến nơi này, bạn sẽ thấy Hachiko được bao quanh bởi một đám đông những người mà mắt thì cứ nhìn "dáo dác" vòng quanh, thỉnh thoảng lại gọi điện thoại hoặc nghe điện thoại. Họ đang chờ, tìm nhau đấy.



Câu chuyện về Hachiko đã được Hollywood dựng thành phim ảnh và nó để lại ấn tượng sâu sắc cho người xem, riêng bản thân tôi mỗi lần xem lại poster về Hachiko lòng lại dâng trài một cảm giác khó tả...

Mời các bạn xem 2 đoạn video Clip về Hachiko:




Yêu động vật. (Sưu tầm)

Chihuahua thông minh và lanh lẹ!

Chihuahua thông minh và lanh lẹ!

Đây là giống chó lâu đời nhất ở châu Mỹ và là giống chó có thân hình nhỏ nhất trong mọi loài chó trên thế giới. Có nguồn gốc từ Mexico nhưng dường như chúng lại được thế giới biết đến nhờ công của những người Trung Quốc. Chúng chỉ được mang đến châu Âu vào những năm cuối của thế kỷ 19. Tên của giống chó này được lấy từ tên của bang Chihuahua của Mexico, nơi mà các nhà thám hiểm đã tìm ra chúng. Những ngừơi thổ dân da đỏ trước thời Colômbô tìm ra châu Mỹ đã tin tưởng rằng giống chó này có liên hệ với các vị Thần thiêng liêng. Những chú chó Chihuahua quí nhất thường có trọng lượng nhỏ hơn 1,3 kg. Những con này có thể đứng gọn trong lòng bàn tay của người lớn. Loài Chihuahua lông dài thường được đánh giá riêng, tuy nhiên về cơ bản thì cũng giống như loài lông ngắn ngoại trừ mỗi tiêu chí về bộ lông. Chihuahua là loại chó làm bầu bạn rất phổ biến.



Chihuahua là giống chó nhỏ con có đầu tròn và mõm ngắn. Nó có đôi mắt to tròn, màu sẫm gần như đen, đôi khi là màu đỏ ruby sẫm. Đôi tai đặc hiệu to đùng luôn giữ vểnh. Cún con của Chihuahua ở phần thóp trên đỉnh đầu có một hõm mềm. Lỗ thủng này khi cún lớn lên sẽ được xương sọ che phủ hết. Thân hình chắc chắn, dài hơn so với chiều cao, đuôi uốn cong trên lưng hoặc vắt sang một bên. Ở VN rất phổ biến loài lông ngắn, tuy vậy, ở nước ngoài cả 2 loại lông ngắn, lông dài đều được coi trọng như nhau. Màu lông thường có các loại màu vàng cát, nâu hạt dẻ, màu bạc, xanh thép, nâu nhạt. Tuy vậy các màu khác cũng đều được chấp nhận, kể cả màu đen nâu và pha trộn lẫn các màu. Loài chó này khá khỏe mạnh so với thân hình mảnh dẻ của chúng. Chúng có lưng bằng và 4 chân thẳng.



Chihuahua là giống chó rất thích hợp cho bầu bạn. Can đảm, cực kỳ sống động, kiêu hãnh và mạnh dạn, chúng luôn bày tỏ tình cảm và cũng đòi hỏi sự chăm sóc của người chủ. Các chuyển động của chúng rất thanh nhã và nhanh nhẹn để tránh bị dẫm phải. Chihuahua là giống chó có ý chí mạnh mẽ, đặc biệt trung thành và rất quấn chủ, thậm chí còn có thể biết ghen tỵ. Chúng đặc biệt thích được liếm mặt chủ. Luôn tỏ ra cảnh giác đối với người lạ. Khi có mặt người lạ, chúng luôn lẽo đẽo bám sát chủ nhân từng bước, tìm cách sao cho càng gần chủ càng tốt. Một số cá thể có thể hơi khó dạy dỗ, nhưng nhìn chung đây là giống chó thông minh, học khá nhanh, phản xạ tốt với các bài tập nhẹ nhàng. Chihuahua có hàm răng rất sắc như là vũ khí để tự vệ. Vì quá bé nhỏ nên khó trốn chạy, chúng có thể cắn lại khi bị trẻ con trêu trọc. Vì vậy nhà có trẻ nhỏ không nên nuôi giống chó này. Có thể sủa ầm ỹ và đòi hỏi chủ phải khá kiên trì trong việc dạy đi vệ sinh đúng chỗ. Cần phải tạo điều kiện cho chúng hòa đồng với các giống chó khác và với người lạ từ lúc còn nhỏ, vì Chihuahua là loại chó khá hung hăng. Đối với các chú Chihuahua khác thì quan hệ có vẻ tốt hơn.



Vì có thân hình quá nhỏ bé nên giống chó Chihuahua có khá nhiều vấn đề về sức khỏe. Do có chiếc mũi ngắn nên Chihuahua có thể thở khò khè và thậm chí có thể ngáy khi ngủ. Cặp mắt to quá khổ của chúng dẫn đến việc dễ mắc các bệnh màng sừng tuyến lệ hay đục thủy tinh thể thứ cấp. Dễ bị ngạt thở bởi dây xích cổ, dễ mắc các bệnh về răng lợi, thấp khớp, không chịu được lạnh, dễ bị stress. Không được để cho chúng liếm hoặc ăn các sản phẩm có độc tính, phân hoặc sô cô la. Nên cho ăn có chừng mực để tránh bị béo phì. Cún con Chihuahua khi đẻ ra đã có cái đầu khá to, vì vậy cần phải được mổ đẻ bởi các bác sỹ thú y giàu kinh nghiệm. Trong lúc bé, chúng dễ bị gãy xương hay các tai nạn khác. Một số dòng Chihuahua xương chẩm không phát triển hết nên trên sọ vẫn tồn tại lỗ hổng trong suốt đời. Việc này có thể càng làm cho chúng dễ bị tổn thương.



Chihuahua không chịu nổi lạnh và hay bị run lên vì rét. Nó tỏ ra dễ thích nghi với sự ấm áp hơn là với thời tiết lạnh. Đây là loại chó rất thích hợp với đời sống căn hộ.

Mặc dù loài chó này dường như được sinh ra để được nâng niu trên tay nhưng cho chúng đi dạo hàng ngày sẽ giúp cho chúng mạnh khỏe hơn. Đối với loại chó này thì việc sử dụng bộ xích dạng yên cương sẽ an toàn hơn loại vòng cổ thông thường. Không nên nghĩ vì chúng có thân hình nhỏ bé mà giới hạn chúng trong một không gian chật hẹp.

Loại lông ngắn và mượt cần được thỉnh thoảng chải hoặc chà sát bằng khăn tắm. Loại lông dài cần được chải đều hàng ngày bằng bàn chải chuyên dụng. Cả 2 loại nên tắm với tần số 1 lần/1 tháng và cần chú ý để nước không lọt vào tai chúng. Cần theo dõi để giữ cho tai luôn sạch và cắt móng chân thường xuyên. Chihuahua thuộc loại chó có mức độ rụng lông trung bình.

Yêu động vật (Theo vietpet.com)

Hồ cá khổng lồ tại Anh

Hồ cá khổng lồ tại Anh

Jeremy Gay viếng thăm một độc giả, người xây dựng một bể cá tư nhân có lẽ lớn nhất ở vương quốc Anh – ngay trên sàn nhà của mình!
    


Wow! Đó là từ tôi hay thốt lên khi viếng thăm hồ và phòng nuôi cá của mọi người, nhưng bể cá này thực sự rất ấn tượng.

Với những gì tôi biết về thế giới cá cảnh, tôi chưa từng thấy một hồ cá tư nhân nào lớn đến như vậy và tự hỏi rằng đây phải chăng là hồ cá nước ngọt tư nhân lớn nhất ở vương quốc Anh.

Trước khi đi, nữ biên tập viên Karen Youngs đã chỉ thị rằng, vì chúng tôi thường rất bận rộn với việc ra báo nên tôi chỉ cần để ý tới những yếu tố như “hồ to”, “cá Pacu” và “cấu trúc” là đủ.


Tôi nghe cô ấy mô tả về cái hồ có dung tích tới 600 gallon Anh (khoảng 2.700 lít) nằm ở chân cầu thang và người chủ nuôi những con cá rất to mà vốn chỉ thấy ở hồ cá biển. Khỏi phải nói, tôi hầu như quên mất mọi thứ khi cảm thấy vô cùng hào hứng để đi xem tận mắt.

Bây giờ tôi cảm thấy tội nghiệp cho cô bạn gái Sarah – tôi luôn thích hồ thật lớn và cô ấy nói rằng khi nào chúng tôi có một ngôi nhà rộng rãi thì tôi có thể làm một cái, cho đến giờ cả hai đều hiểu rằng giấc mơ của tôi chỉ ở mức hồ có kích thước 300 x 60 x 60 cm là cùng. Nhưng hiện tại, tôi không còn nghĩ như vậy nữa.

Bây giờ thì cái hồ này mới được xem là to!
Khi viếng thăm các tiệm cá cảnh, tôi hay đùa với những khách hàng mua cá to về hồ cá mà họ cần phải có để nuôi chúng: nội dung chuyện đùa thường là trét kín phòng sinh hoạt và xả đầy nước vào đó để nuôi cá – nhưng với hầu hết mọi người chúng ta, đó chỉ là một giấc mơ vu vơ. Rồi tôi gặp Jack Heathcote người đã biến tầng hầm thành một hồ cá khổng lồ để nuôi những con cá lớn và cả cá đuối…


Khi đi từ cầu thang xuống tầng hầm, bạn được chào đón bởi một con cá phổi khổng lồ trong hồ có kích thước 210 x 73 x 71cm – nó sống ở đó một mình và được đặt tên là “Lungy”.

Đó là một con cá phổi châu Phi, Protopterus annectens, dài hơn 60cm và to như cẳng chân của bạn. Tôi thích cá phổi và phát hiện thấy Lungy trông rất đặc biệt nhưng hãy còn nhiều thứ khác nữa để xem.

   

Rồi tôi bước xuống tầng hầm và cái hồ đập vào mắt tôi. Bạn nhìn sang bên trái và thay vì một bức tường bình thường, bạn lại thấy một bức tường bằng kiếng và đằng sau nó là những con cá lớn nhất mà tôi từng thấy, tất cả trông rất hạnh phúc khi được sống trong hồ cá đặc biệt này và đều tăng trưởng.

Cái hồ này - nếu bạn có thể gọi như vậy – kéo dài từ mặt tường bên này sang mặt tường bên kia, từ nền tới trần nhà trông như là một màn ảnh rộng treo trong phòng. Ngồi hay đứng ở ghế bành phía trước hồ có cảm giác cực kỳ thú vị. Tôi đã không thể thốt lên lời.


Một khi đã quen với khung cảnh trước mắt, tôi tập trung vào những cư dân sống trong đó và ngay lập tức để ý đến hai con cá Pacu – nhưng không phải cá Pacu bình thường. Không, đây là hai con cá linh động và mập mạp nhất mà tôi từng thấy, và cũng khá to, mỗi con dài trên 60 cm.

Quan sát kỹ, tôi thấy Jack cũng có một bộ sưu tập cá đuối khá đẹp nằm rải rác trên nền hồ bằng tấm sợi thuỷ tinh màu đen.
   

Nền đen làm nổi bật màu sắc của chúng, và tôi ước lượng trong đầu rằng chúng nằm ở độ sâu phải trên 2.1 m, và vài con trong số chúng thực sự lớn

Nhiều con có kích thước cỡ nắp thùng đựng rác và dày khoảng 15 cm hay hơn khi nhìn từ phía sau.

OK, hãy quay trở lại vấn đề chính: cái hồ. Tôi vẫn gọi nó là cái hồ, nhưng tôi cho rằng nó trông giống như một cái ao nhiệt đới lộ thiên khi nhìn qua khung cửa từ phía bên trong. Tức là ở bên dưới ngôi nhà.

 

Đây rồi. Hồ có kích thước 381 x 388 x 213 cm tương đương với kích thước của phòng sinh hoạt nằm ngay phía trên. Thực tế, khi ngồi trên phòng sinh hoạt nhìn qua khe của những tấm lát sàn bạn có thể thấy anh sáng toả ra từ cái hồ ở bên dưới.

Và làm sao để vào hồ? Lối duy nhất để chui vào hồ là cái lỗ trên sàn nhà khi giở tấm nắp hồ lên. Một tay trộm giỏi chắc cũng e ngại khi phải chui qua cánh cửa này vào ban đêm.


Hãy tưởng tượng nếu bạn rơi thẳng xuống nước và nếu bạn có thể tránh được những con cá đuối thì rồi lại phải đối mặt với một con cá sấu hoả tiễn dài đến 120 cm!

Hồ cá chứa đến 18.160 lít nước và có dạng bậc thang từ ngoài vào trong, nghĩa là không gian ngay phía sau cửa sổ sâu 178 cm, phần còn lại được ngăn bởi cái gờ làm thành bệ bên dưới nắp hồ.

Và đây: ba mặt vách hồ thực tế là tường nhà. Khỏi nói, Jack đã tính toán kỹ lưỡng như thế nào, đặc biệt là khi anh phải lưu giữ đến 18 tấn nước đàng sau những tấm kính.
   

Mặt hồ phía trước được làm thành bởi 4 tấm kiếng dày 25 mm lồng trong khung thép. Khung thép có kích thước 100 x 100 mm và được chôn vào bê tông.

Diện tích cửa sổ quan sát trên thực tế là 304 x 213 cm, rộng hơn rất nhiều so với những hồ lớn khác nhưng nên nhớ rằng chiều dài thực sự của nó là 365 cm từ đầu này đến đầu kia.

Mặt hồ phía bên trong được gia cố bằng nhựa polystyrene, ván ép và tấm sợi thuỷ tinh.

Bộ lọc tự chế có kích thước 240 x 120 x 90 cm được Jack đặt ngoài trời và che chắn để tránh ảnh hưởng của thời tiết.

Nó được nạp đầy chất liệu lọc sinh học hiệu Alfagrog và được bơm bởi hai máy bơm hiệu OASE Profimax 30.000 để đạt công suất 60.000 lít/giờ. Hồ được sưởi ấm ở 27 độ C bằng đầu nhiệt 6 kw.
   

Jack cho rằng điểm thuận lợi khi xây hồ cá cỡ lớn dưới tầng hầm là ở chỗ lực ép lên tường được gia cố bởi nền đất bao xung quanh nó, vì vậy trên lý thuyết thành hồ không thể bị đẩy bung ra. Áp suất nước trên mặt kính là 2 tấn/ m2 ở chân của những tấm kiếng.

Anh cân chỉnh mặt kiếng trước khi lắp đặt vào đúng vị trí bằng cách chèn vật nặng dưới chân. Và bây giờ thì xả đầy nước vào hồ, anh kiểm tra khả năng chịu lực của nó bằng cách chống một cây gậy thẳng vào mặt kiếng.

Tính trên thể tích thì hồ này rất rẻ. Jack mua hết £700 tiền kiếng và £800 tiền tấm sợi thuỷ tinh (khoảng 3000 đô la). Kiếng sử dụng là hiệu Design A Glass.

Anh trang trí rất đơn giản với những tảng đá cuội lớn và nhẵn nhụi. Nếu đặt gỗ lũa thì chúng sẽ bị lọt thỏm trong không gian rộng lớn vì thế Jack chặt một cây mận  làm hai và thả chúng vào hồ.

Mặc dù nuôi rất nhiều cá, nền tấm sợi thuỷ tinh và máy bơm cỡ lớn loại dùng trong hòn non bộ có ưu điểm là lọc nước rất trong và không hề có cặn.

Để chiếu sáng, anh kết hợp hàng loạt đèn huỳnh quang, đèn tròn và đèn ngủ xen kẽ để làm dịu ánh sáng và tiết kiệm điện. Ngoài ra, cá cũng không thích đèn quá sáng.

Khi làm vệ sinh, Jack phải lặn vào trong hồ - và tôi nghĩ là anh thích làm như vậy. Anh rất tận tình khi minh hoạ việc này bằng cách lặn ngay vào nước!

Tôi rúm cả người khi thấy anh suýt đạp lên một con cá đuối như sự kiện vừa mới diễn ra gần đây, tôi chưa hề thấy điều gì tương tự như thế này trước đây. Để làm việc dưới đáy hồ được dễ dàng, anh sử dụng một cái đai nặng và nín thở trong khi kỳ cọ mặt kiếng phía bên trong.

Anh thay đến 9000 lít nước mỗi lần và ngay với một vòi nước cực mạnh cũng mất đến 6 giờ để xả đầy hồ trở lại.

Yêu động vật (Tác giả Jeremy Gay – nguồn http://www.PracticalFishKeeping.co.uk)

Triệu phú sở hữu 30 con chó Ngao Tây Tạng trị giá hơn 10 triệu USD

Triệu phú sở hữu 30 con chó Ngao Tây Tạng trị giá hơn 10 triệu USD


Triệu phú sở hữu 30 con chó Ngao Tây Tạng trị giá hơn 10 triệu USD

Triệu phú Kenny Lai có thể được coi là người sở hữu nhiều chó quý nhất thế giới khi một mình sở hữu tới 30 con chó Ngao Tây Tạng, giống chó có giá đắt nhất thế giới.

Ông Lai đã bỏ ra 3,2 triệu bảng Anh để mua 9 con chó Ngao Tây Tạng về làm giống 3 năm trước và từ đó phát triển đàn chó quý hiếm của mình lên tới 30 con có giá tới hàng triệu bảng Anh.

Ông Lai và 1 trong số 30 con chó Ngao Tây Tạng đang được ông 
nuôi dưỡng và nhân giống.
 
Để có thể nuôi những con vật khổng lồ với số lượng lớn như thế này, ông Lai đã phải xây riêng cho chúng một căn nhà kiên cố rộng tới 5.000 m2 tại  Kuala Lumpur, Malaysia.

Trong nhà dành cho lũ chó có cả điều hòa nhiệt độ với một đội ngũ chăm sóc, huấn luyện viên và nhân viên bảo vệ lúc nào cũng túc trực sẵn sàng phục vụ chúng 24/24 giờ mỗi ngày.

Chó Ngao Tây Tạng là loài chó thường được ví như "Chúa tể của thảo nguyên" được người Tây Tạng nuôi và huấn luyện bảo vệ gia súc, canh gác các ngôi đền cũng như chính bản thân họ khỏi những con thú hoang hung dữ trên vùng núi Himalaya.

Người Tây Tạng tin rằng, chó Ngao Tây Tạng có linh hồn của các tăng ni và có thể giúp những người xấu được tái sinh hay đi vào cõi vĩnh hằng. Trong những năm gần đây chúng được giới giàu có ưa chuộng mua làm vật nuôi trong nhà vì chúng có bản năng làm vệ sĩ bình tĩnh, kiên nhẫn và trung thành tuyệt vời.

Ông Lai dành hẳn khu đất 5.000 m2 xây nhà cho 30 chú chó ở.
 
Một con chó Ngao Tây Tạng có thể sống tới 14 năm, nặng tới 127 kg và ít gặp phải các bệnh di truyền hơn các giống chó khác. Thành Cát Tư Hãn đã từng thành lập mội đội quân gồm 30.000 con chó loại này khi ông cố gắng chinh phục châu Âu. 

Tuy nhiên, số lượng những con chó Ngao Tây Tang đang ngày càng giảm dần và ước tính 90% giống chó này đã chết trong trận động đất năm ngoái ở Yushu khiến chúng phải đối mặt với nguy cơ có thể tuyệt chủng.

Sự quý hiếm cộng với những đặc tính nổi bật của chúng khiến chó Ngao Tây Tạng trở thành loài chó đắt giá nhất thế giới. 

Chó Ngao Tây Tạng chỉ để một lứa mỗi năm. Một con chó nhỏ có giá khoảng 850 tới 1.000 bảng Anh. Tuy nhiên, với những con trưởng thành thì giá của nó có thể lên tới hàng trăm ngàn, thậm chí là hàng triệu USD.

Ông Lai tự hào là người sở hữu đàn chó Ngao Tây Tạng 100% 
thuần chủng lớn nhất thế giới có giá trị tới hơn 10 triệu USD.
 
Là một doanh nhân người Malaysia, ông Lai mong muốn được góp phần vào việc bảo tồn loài chó quý hiếm này và bắt đầu nhân giống chúng. Ông đã đi nhiều nơi trên thế giới tìm kiếm những con chó Ngao Tây Tạng thuần chủng nhất về làm giống và đã mua được 9 con với giá 3,2 triệu NDT. 

"Trong 3 năm qua, chúng tôi đã phải đối mặt với rất nhiều thử thách và khó khăn trong việc nhân giống, cho ăn, chải chuốt bà chăm sóc tổng thể cho những con vật này" - ông Lai tâm sự.

Nhưng bù lại, ông và các cộng sự đã có thêm rất nhiều hiểu biết về loài chó quý hiếm này. Bây giờ, ông cũng tự hào là người sử hữu số lượng chó Ngao Tây Tạng 100% thuần chủng lớn nhất thế giới.

Và căn cứ theo giá thị trường thì giá của 30 con chó Ngao ông đang sở hữu có giá trị khoảng 8 triệu bảng Anh (khoảng hơn 10 triệu USD).

Thú chơi "cá chọi"

Thú chơi "cá chọi"

Thuở ấu thơ, có được một con cá chọi (còn gọi là cá thia thia hay lia thia) hay nhất xóm là niềm tự hào của mỗi chúng tôi. Thời đó chơi chọi cá, cá đứa nào thắng cùng lắm chỉ được cây kem. Bao nhiêu năm “vật đổi sao dời”, những con cá chọi ngày xưa giờ được lai tạo đủ bảy sắc cầu vồng, lại còn cả cá lia thia Xiêm (nhập từ Thái) về làm mê mệt nam phụ lão ấu! Những trận quyết chiến của những con cá có giá hàng triệu đồng giờ có khi tính ăn thua hàng trăm, hàng ngàn USD…

Cá chọi hay còn gọi là cá lia thia.

Tại bất cứ tiệm bán cá cảnh nào, cá chọi đều được dành cho khu riêng. Không đắt hay sang trọng quý phái như hoàng long, ngân long, la hán hay cả đầu lân đang có giá hàng triệu đồng/con, cá chọi nếu chưa có chiến tích và không rực rỡ chỉ trên dưới 10.000 đ/con. Nhưng với dân chơi cá thì những chú cá bán tiệm chỉ dành cho trẻ con hay người mới "tập tễnh" chơi cá, còn với người “sành điệu” thì cá phải kiếm từ nguồn trên “giang hồ” hay lấy giống từ các con cá lừng lẫy chiến tích hoặc ở các trại cá tên tuổi.

Cá chọi có một đặc điểm hiếm có ở loài vật nào khác: bầy cá cùng mẹ đều chọi khá như nhau, ít con nào trội hơn con nào, mua được cả bầy hay xem như có một đàn cá chiến! Những con cá vây đuôi càng lộng lẫy, càng hiếu chiến và càng nhiều trận chiến bất bại giá càng cao. Giữa năm 2003, ông Tư Keo ở Q.11 (TP. Hồ Chí Minh) đã từng bán cho một thương gia Đài Loan chú cá 1.250USD bảy tháng tuổi và đã chiến đấu 13 trận bất bại!

Cái thời xách vợt, rổ ra ngoại thành lùng sục dưới ao hồ vớt cá về chơi đã lui vào dĩ vãng. Mà nếu còn những chú ấy cũng khó mà đọ nổi với lại cá Xiêm (dân Thái gọi là Plakat morh) đang tung hoành từ hơn chục năm nay. Nhưng với dân chơi cá, cá Xiêm tuy lì đòn nhưng không nhanh và có răng bén, vảy sắc như cá ta! Kết hợp được hai đặc tính ấy thì “vô địch thiên hạ“ nên hiện nay loại cá lai giữa hai giống ta và Xiêm đang có giá nhất.

Chỉ nhỉnh hơn hai, ba đốt ngón tay nhưng loài cá này hung hăng và hiếu chiến vào loại đệ nhất thiên hạ… cá! Những con cá đực bước vào tháng tuổi thứ 4 nếu không tách bầy hay nuôi riêng là chúng bắt đầu "sống mái" với nhau ngay! Không như nhiều loại động vật khác chỉ thích thách đấu trong mùa sinh sản, cá lia thia sẵn sàng choảng nhau bất cứ lúc nào (có lẽ vì thế dân gian gán cho từ cá chọi). Đặc tính ấy của chúng đã kéo bao lớp đàn ông vào cuộc: nuôi, mua bán, đổi chác và đem ra chọi?

Không chỉ thế cá chọi ngày nay còn được con người lai tạo ra rất nhiều màu sắc rực rỡ, đủ bảy màu cầu vồng và lạ hơn chúng pha trộn với nhau đẹp như một bức tranh biết bơi (dân chơi cá thường gọi là cá phướn, có lẽ giống lá cờ phướn)! Càng hăng tiết “phùng mang trợn má” chúng càng đẹp và oai hùng, không hổ danh được các nhà khoa học đặt tên là cá Splendens (rực rỡ, lộng lẫy).

Dân chơi cá không bao giờ đem cá mới về ra chọi liền như lũ trẻ chúng tôi ngày trước. Họ thường nuôi hàng chục con rồi tuyển chọn dần, lựa những con “ngon lành” ra chăm sóc đặc biệt và “quần” cá rồi cho chúng “đá bóng” với nhau (để hai lọ cá sát nhau) để vừa kích thích vừa cho chúng quen mùi chiến trận. Chỉ có những con thấy địch thủ xáp vào liền và thật khoẻ (luôn bơi giữa lưng chừng nước) mới được dành để chờ ngày thư hùng. Thường thì chúng được nuôi trong keo (lọ) thuỷ tinh nhỏ nhưng trước khi xung trận chúng được nhốt trong hũ đất nung khoảng 3 ngày.

Cá cờ hay cũng được gọi là cá lia thia.

Cá chọi nuôi không kén như cá cảnh, chẳng cần máy lọc, thổi oxy chỉ cần đủ thức ăn và nước sạch là chúng “bình yên vô sự”, tuy nhiên nuôi ra sao để chúng ngày càng lộng lẫy và “thích đá là chiều, ra trận là thắng” thì đã trở thành nghệ thuật, khó ai chịu truyền nghề.

Nếu tưởng rằng dân nuôi cá chọi chỉ để đem chọi phân tài cao thấp (tài chọi của cá và tài nuôi của chủ) thì e rằng lầm! Có rất nhiều người nuôi cá chọi chỉ vì vẻ đẹp lộng lẫy của nó và những người này không bao giờ đem cá ra chọi bởi cá không chết vì thương tích thì cũng sứt mẻ vây và đuôi, thứ đáng quý nhất của con cá chọi đối với họ.

Theo dân chơi cá để chiêm ngưỡng thì “cá đẹp không đá mà cá đá thường không đẹp”. Còn đối với dân nuôi cá để chọi thì đẹp xấu bất kể (nhưng đẹp mã mà giỏi võ nữa thì tuyệt vời), miễn sao chọi thắng giúp chủ hả hê là được! Bởi thắng không chỉ “sướng” mà còn có tiền độ, giá trị con cá, lò nuôi cá cũng tăng lên bội phần.

Trường chọi cá ít ai để ý và hầu như chưa có cơ quan chức năng nào ngó ngàng chứ thật ra đây là “chiếu độ” không thua kém gì trường gà và đủ loại thủ thuật, mánh khóe và số tiền độ lên tới hàng chục thậm chí hàng trăm triệu!

Không chỉ quanh quẩn trong TP. Hồ Chí Minh mà ngược về miền Tây, thậm chí ra miền Trung, dân chơi cá không ngại xa xôi sẵn sàng mua bán, trao đổi và chọi độ “liên tỉnh”. Trước đây tại Khu du lịch Suối Tiên (TP. Hồ Chí Minh) cũng từng tổ chức các giải thi cá chọi, dân chơi đổ về rất đông nhưng có lẽ độ ồn ào quá lên lâu nay không “đến hẹn lại lên” nữa.

Nếu đã từng xem hai con cá chiến chọi nhau một trận "sống mái", khó ai cưỡng lại lòng say mê môn này: không thăm dò lao thẳng vào nhau và chọi kịch liệt cho đến khi một con tơi tả và quay đầu bỏ chạy, phải vớt riêng ra cuộc chiến mới tạm dừng! Những con nào có bộ vây đuôi lộng lẫy thì lượn lờ diễu võ giương oai, nhưng khi đã say máu rồi thì chỉ còn biết hạ đối thủ mặc cho vây đuôi tả tơi…

Thị hiếu trong nước đang chuộng cá Xiêm nhưng Đài Loan, Trung Quốc, Hồng Kông và cả Mỹ lại rất chuộng cá ta bởi những đặc tính của loại cá này: dễ nuôi, vảy cứng, răng sắc…! Từ giữa những năm 90 nông dân ở Củ Chi, Hóc Môn, Q.9… đã hình thành những trại nuôi cá chuyên để xuất khẩu và thu về nguồn lợi không nhỏ.

Theo Hội chim cá cảnh TP. Hồ Chí Minh thì hàng năm doanh thu cá chọi xuất khẩu không dưới 200.000USD! Và hiện nay loại cá chọi Xiêm lai Việt đang có giá trị nhất trên thị trường cá chọi thế giới! Loại cá này đang được xem là “độc quyền” của vùng Đông Nam Á, nhất là Thái Lan và Việt Nam.

Không chỉ ở Việt Nam mà khắp nơi trên thế giới đều có dân mê cá chọi. Thử vào Google, gõ chữ fighting fish (cá chọi) hay bettas splendens (tên khoa học của cá chọi) bạn sẽ thấy ngay không ít trang web hay những đề mục riêng của dân chơi loại cá này mà thế giới cá chọi “ảo” này có khi sôi động hơn cả làng chơi ngoài đời!.

Tại châu Âu, Đông Á, Bắc Mỹ hay Mỹ la tinh đều có Hiệp hội của những người yêu thích loại cá này! Dù đã biến tướng và nhuốm mùi tiền bạc đỏ đen hơi nặng nhưng chơi cá chọi vẫn là một thú vui tao nhã theo suốt cuộc đời của không ít người, gắn liền với nhiều kỷ niệm ấu thơ và mùi vị sông nước quê nhà.

Yêu động vật ( Theo Vietnam Net)

Câu chuyện về loài cá Halfmoon

Câu chuyện về loài cá Halfmoon

Câu chuyện về cá halfmoon
Theo lời kể của Rajiv Masillamoni


“Ngài G.” vĩ đại. Ảnh này được Rajiv luôn mang theo bên mình để so sánh xem có con betta nào đẹp bằng nó không (ảnh Peter Goettner).

Vào năm 1982, nhà lai tạo người Mỹ Peter Goettner lai tạo được một con cá tiến xa so với thời đại của nó. Đó là một con cá betta xanh lục đuôi đơn với góc đuôi xoè gần đạt 180 độ và nó được cộng đồng nuôi cá betta hâm mộ đặt cho biệt danh là “Ngài vĩ đại”. Goettner tiết lộ rằng ông mua cá giống mà từ đó tạo ra “Ngài vĩ đại” (sau này được gọi là “Ngài G.”) từ một nhà lai tạo người Mỹ khác, Parris Jones, người đã cải tạo dòng cá của mình từ cá giống của một nhà lai tạo người Mỹ khác nữa, Chuck Hale, vào năm 1977. Khoảng từ năm 1983 đến năm 1986, một nhóm các nhà lai tạo người Pháp trong đó có Guy Delaval đã nhập khẩu cá giống từ những nhà lai tạo danh tiếng ở Mỹ như Goettner và Jones.

Delaval vốn đã là một nhà lai tạo cá bảy màu thành đạt và nhiều năm trước đó ông đã quyết định nhảy vào lãnh vực cá betta. Ông khởi sự với con giống bình thường, cải tạo chất lượng của dòng cá bằng phương pháp lai tuyển chọn những con cá tốt nhất theo một phương pháp đặc biệt: anh chị em với nhau, và rồi cha với con gái trong hàng loạt thế hệ. Dấu hiệu đặc trưng ở dòng cá của Delaval đó là nhiều con có viền vây trong suốt, một đặc điểm mà ngày nay chúng ta vẫn còn thấy ở nhiều con halfmoon. Khi chất lượng dòng cá của Delaval tăng lên, ông nhận ra rằng ông đang sở hữu những con cá đặc biệt và lao động cật lực để hoàn thiện “ý tưởng” của mình. Với chỉ bốn hồ và hai mươi lọ, Delaval chăm chỉ lai tạo và chọn lọc, ông chỉ giữ lại những con cá tốt nhất để phát triển dòng cá.

Vào năm 1987, Delaval trưng bày cá của mình tại triển lãm cá ở Lyon, Pháp. Mặc dù những con halfmoon đầu tiên (như sau này chúng được gọi như vậy) có độ cân đối và hình dạng đáng kinh ngạc, chúng lại không thu hút sự chú ý của các trọng tài trong triển lãm, chủ yếu là vì họ đã quen mắt với những dạng cá nhất định và không muốn thay đổi quan niệm về cá betta “lý tưởng”. Vào thời đó, những con cá betta đoạt giải là cá đuôi quạt và cá đuôi kép, và cá của Delaval trông quá khác biệt so với những gì mà mọi người thường thấy. Sau triển lãm, vị chủ tịch của Hiệp hội Họ cá Rô Đức (Anabantoid Association of Germany) viết một bản tóm tắt về triển lãm với mục đích biểu dương những người tham gia và đoạt giải. Về những con cá không đoạt giải của Delaval, ông chỉ nói rằng chúng trông “dễ thương”.

Sau đó vào năm 1988, Delaval trưng bày cá của ông tại triển lãm ở LeMann, Pháp. Mặc dù một lần nữa cá của ông lại không được ngó ngàng tới, nhưng ít nhất có một nhà lai tạo đồng nghiệp bị "sét đánh" bởi những gì mà Delaval đã tạo ra: Rajiv Masillamoni. Masillamoni có thói quen luôn mang theo bên mình ảnh của “Ngài G.” mà ông đưa cho mọi người xem trong bất kỳ hội nghị nào liên quan tới cá betta mà ông tham dự, hâm mộ về hình dạng hoàn hảo của nó, ông hỏi có thể mua cá có chất lượng tương tự ở đâu. Khỏi cần phải nói, khi ông vừa nhìn thấy những con cá dự thi của Delaval mà chúng xoè vây rộng và cân đối hơn những gì mà ông dám mơ ước, tấm hình của “Ngài G” liền vuột khỏi những ngón tay của ông. Ngay lập tức ông truy vấn Delaval về nguồn gốc cá và mua hai trong số ba con cá đực đuôi xoè 180 độ mà Delaval đem tới dự thi ở triển lãm cũng như năm con cá đực khác và hai con cá mái cùng dòng. Masillamoni phấn khởi đem tài sản của mình về Thuỵ Sĩ, nơi ông bắt đầu lai tạo chúng một cách say mê. Ông bị sốc và kinh hoàng khi nhận ra rằng cả bảy con cá đực mà ông mua từ Delaval đều không có khả năng sinh sản. Mặc dù chúng vẫn làm tổ và ve vãn cá cái nhưng dường như chúng không có khả năng cuộn lấy cá cái và chăm sóc trứng. Vấn đề dường như không ở hình dạng của chúng mà vì chúng bị lai cận huyết quá nhiều, điều này được khẳng định khi Masillamoni tham khảo ý kiến của hai nhà lai tạo khác cũng mua cá từ Delaval - Laurent Chenot và Marc Maurin - những người cũng gặp vấn đề tương tự. Chỉ còn cách hy vọng vào những con cá mái, Masillamoni lai chúng lần nữa với cá betta cảnh bình thường và kết quả thu được khác xa về hình dạng và độ cân xứng so với cá gốc của Delaval. Khi một trong hai con cá mái không may bị chết thì dường như mọi thử nghiệm sắp sửa phải kết thúc. Tuy nhiên, vận may đã mỉm cười với Masillamoni và dự án của ông, ông được giới thiệu với một thành viên của IBC, người đi du lịch ở Thuỵ Sĩ và tặng ông một con đuôi kép melano đực từ dòng cá của Parris Jones. Masillamoni lai con cá đực này với con cá mái còn lại của Delaval và được tưởng thưởng bởi một con cá vượt xa so với những con cùng bầy. Con cá được đánh số “R39” và là một con cá đực màu xanh lục với vây đuôi xoè đủ 180 độ một cách hoàn hảo.

R39 – ông tổ của dòng cá halfmoon.

Phiêu lưu cùng dòng cá mới, Masillamoni lai con cá đực với tất cả cá mái mà ông có và sau đó lập nhóm với các nhà lai tạo Laurent Chenot và Jean Luc Corso, những người cũng lai nó với cá mái của họ. Cá con thu được từ những bầy lai này tiến đến rất gần với dòng cá halfmoon thực sự đầu tiên, và có lý do để khẳng định rằng tất cả cá halfmoon ngày nay đều là con cháu của một ông tổ duy nhất – R39.

Vào năm 1991, Masillamoni đem cá betta đuôi 180 độ của ông đến Triển Lãm Thường Niên lần thứ 25 của IBC tổ chức ở Milwaukee, bang Wisconsin. Ông rất kinh ngạc khi phát hiện ra rằng, một lần nữa, các trọng tài hoàn toàn không để ý tới cá của ông so với sự thú vị mà họ dành cho các loại cá đuôi kép và đuôi quạt. Tuy nhiên, những con cá dự thi đến từ châu Âu không thoát khỏi sự chú ý của hàng loạt các nhà lai tạo hàng đầu vào thời đó gồm Jeff Wilson, Peter Goettner, Parris Jones, Paul Hardy và John Benn, những người đã mua một số cá của Masillamoni để đem về lai với dòng cá của riêng họ. Cũng tại triển lãm này Jeff Wilson lần đầu tiên nói đùa rằng dạng đuôi mới trông giống như hình bán nguyệt (halfmoon) và từ đó cái tên “halfmoon” ra đời.

Phấn khởi bởi sự đồng cảm về sở thích, Masillamoni gia nhập nhóm làm việc cùng với Wilson và Laurent Chenot để cố gắng củng cố các đặc điểm thành một dòng cá ổn định. Cả ba nhà lai tạo thường xuyên trao đổi những con cá tốt nhất với nhau, một con cá thường được lai với ba dòng khác nhau ở Mỹ, Pháp và Thuỵ Sĩ. Bằng việc lai tạo con cá tốt nhất ở cả ba nơi, họ có khả năng tạo ra những con halfmoon một cách nhanh chóng và hiệu quả, họ cẩn thận lưu tài liệu bằng cả hình ảnh và ghi chép để mỗi thế hệ mới ra đời đều có chất lượng tốt hơn thế hệ trước đó.

Vào năm 1992, Masillamoni và Wilson quyết định trưng bày những con cá halfmoon tốt nhất của họ tại triển lãm của IBC tại bang Alabama, âm thầm quy ước với nhau rằng nếu họ bị thất bại trong cuộc thi, họ sẽ vẫn tiếp tục lai tạo dòng cá này. Mặc dù họ đem rất nhiều cá halfmoon đi dự thi nhưng chỉ một con cá đẹp nhất của họ - cá xanh lục đạt giải nhì ở thể loại Hình dáng và Kiểu vây Tự do. Hạng nhất thể loại này và giải Cá Đẹp Nhất (Best Of Show) được trao cho những con cá đuôi quạt thông thường.

Nhóm lai tạo vượt qua sự thất vọng nhờ sự hâm mộ gia tăng từ phía những nhà lai tạo khác. Rất nhanh chóng, sự hâm mộ đủ lớn để một câu lạc bộ betta mới có tên là International Betta Splendens Club ra đời với mục đích duy trì và phát triển dạng cá halfmoon. Trong khi lai tạo và trao đổi lẫn nhau trên bình diện quốc tế, Masillamoni gặp Marc Maurin, người hỏi mua một cặp halfmoon để bắt đầu lai tạo với dòng cá của ông ở Pháp. Vào thời điểm đó, Masillamoni chỉ có 5 con halfmoon đực đạt chất lượng để lai tạo tuy nhiên ông vẫn chọn con mà ông ít ưng ý nhất trong số đó và trao cho Maurin. Hai tuần sau, khi Masillamoni chuẩn bị tham gia vào một triển lãm cá cảnh khác ở Mỹ thì từ Pháp, Maurin gửi trả con cá đực lại cho ông, nói rằng nó không có khả năng sinh sản. Mặc dù Masillamoni không cho rằng con cá này đạt chất lượng mà ông đề ra, nhưng cuối cùng ông vẫn quyết định đem nó sang Mỹ cùng với những con cá dự thi khác, trong đó có cả bốn con siêu halfmoon cùng bầy với nó.

Khi đem hành lý đến triển lãm, Masillamoni bị ngăn cản bởi tiếp viên phục vụ trên chuyến bay, người lưu ý ông rằng cái túi chứa 25 con cá dự thi của ông quá lớn không thể bỏ vào ngăn đựng hành lý phía trên chỗ ngồi được và phải đem để trong khoang hành lý. Ông phản ứng một cách lịch sự, lưu ý với cô rằng trong túi đựng những con cá có giá trị trên đường tham dự một triển lãm quan trọng ở Mỹ và ông không muốn rời mắt khỏi nó. Khi người tiếp viên phản đối, Masillamoni (một cách cương quyết) nói với cô rằng ông sẽ không bay nếu như cá của ông không được đặt trong khoang hành khách. Với sự nhượng bộ của đôi bên, sau cùng một thỏa thuận cũng đạt được -- người tiếp viên mang cá lên khoang hạng nhất nơi chúng hoàn tất chuyến bay trong ngăn đựng hành lý rộng hơn.

Khi bay được nửa đường, Masillamoni quyết định kiểm tra xem cá như thế nào nhưng khi ông yêu cầu được xem chúng ở khoang hạng nhất, ông được báo rằng sau cùng người ta đã chuyển chúng đến khoang đựng hành lý. Lo sợ điều tồi tệ nhất xảy ra, ông cuống cuồng kiểm tra túi đựng cá và phát hiện nó bị xì hơi. Tất cả 25 túi đều bị lủng, cá thoi thóp và nhúc nhích một cách yếu ớt trong các túi nhựa rỗng. Hoảng sợ, Masillamoni kêu ầm lên, điều này gây nên sự chú ý của tiếp viên trưởng, người hóa ra lại yêu thích cá cảnh và tham gia xử lý tình huống này. Anh cung cấp túi nhựa và yêu cầu tiếp viên đem tới một chai nước suối. Bởi vì chai nước để trong tủ lạnh nên các tiếp viên phải sưởi ấm nó bằng một máy sấy tóc cho đến khi nó đạt nhiệt độ phòng và anh cùng với Masillamoni cẩn thận thả những con betta đang đấu tranh sinh tồn vào các túi nước mới. Thật hạnh phúc, tất cả cá đều sống sót.

Là một phụ tá trọng tài, Masillamoni rất bận rộn với triển lãm nên không hề biết rằng, một lần nữa, cá halfmoon của ông không gây được sự chú ý so với cá đuôi quạt và đuôi kép. Che dấu sự thất vọng, ông tập trung vào công việc và không để ý đến điều đó nữa. Tuy nhiên, khi bình chọn cá đẹp nhất ở mỗi thể loại cho giải Cá Đẹp Nhất, ông phát hiện thấy ở vị trí hạng nhất là một con cá màu xanh lục độc đáo -- một con halfmoon! Khi quan sát kỹ hơn, ông nhận ra đó là con cá bị Marc Maurin gửi trả lại, con cá vốn được xem là không đủ tiêu chuẩn để dự thi. Bằng cách nào đó, ngay cả các trọng tài cũng nhầm lẫn khi đánh giá về những con halfmoon tốt hơn, con cá này đã đứng đầu thể loại Xanh Ngọc/Xanh Lục và bây giờ lại cạnh tranh cho vị trí Cá Đẹp Nhất.

Khi những ứng viên cho giải Cá Đẹp Nhất lần lượt bị loại, Masillamoni đã cắn móng tay vì hồi hộp. Con cá halfmoon xanh lục vẫn đứng vững. Các trọng tài loại dần các ứng viên cho đến khi chỉ còn lại con halfmoon và một con cá xanh dương của Peter Goettner mà vây chỉ xoè 160 độ. Các trọng tài rõ ràng ủng hộ cá của Goettner hơn nhưng kết quả cuối cùng vẫn trong vòng tranh cãi. Sau cùng, họ mời vị trọng tài có nhiều kinh nghiệm nhất - ông Jim Williams - và tham khảo ý kiến của ông. Bởi vì đây cũng là vị trọng tài chấm cho cá của Goettner giải nhất thể loại Cá Xanh Dương nên Masillamoni cảm thấy vấn đề đã được định đoạt. Tuy nhiên, Williams quan sát cả hai con bằng đèn pin trong khoảng 10 phút rồi chuyển qua kính lúp. Cuối cùng ông tuyên bố với đám đông đang chờ đợi “Nó đây rồi!”. “Con cá xanh dương bị thiếu mất một cái vảy”. Giải Cá Đực Đẹp Nhất (Best of Show Male) trong triển lãm của IBC được trao cho con halfmoon màu xanh lục đến từ Thụy Sĩ.

Khi điều này xảy ra, một phóng viên của tạp chí FAMA cũng tham dự và phát hiện vẻ đẹp khác thường của cá halfmoon. Anh đăng hình Cá Đẹp Nhất lên trang bìa tạp chí và viết một bài về nguồn gốc cá halfmoon. Cùng với việc xuất hiện nhiều hơn, ngày càng nhiều các nhà lai tạo ở cả châu Âu và Mỹ yêu thích và cổ vũ cho dòng cá này. Peter Goettner, Sieg Illig, Leo Buss, Bonnie McKinley và những người khác bắt đầu lai tạo dạng cá có đuôi xoè 180 độ. Sự kết hợp giữa những nhà lai tạo và chất lượng cá giúp phổ biến dòng cá này và cá halfmoon nhanh chóng tràn ngập trên toàn nước Mỹ. Dù luôn yêu thích những dòng cá bản địa, các nhà lai tạo Thái cũng phải mua cá halfmoon từ các nhà lai tạo ở châu Âu và châu Mỹ vào cuối những năm 1990 và nhiều nhà lai tạo có khả năng tạo ra những con cá có chất lượng đủ tốt để “sánh vai với thế giới”. Với phương pháp lai tạo và nuôi dưỡng của mình, họ có khả năng cải thiện hình dạng và duy trì nó, và đến năm 2003 thì họ đã hoàn toàn có thể lai tạo cá có chất lượng còn tốt hơn cả ở châu Âu và Mỹ. Ngày nay, dòng cá halfmoon chiếm hết tâm trí của các nhà lai tạo, những người cố gắng tạo ra những con cá đẹp nhất khi kết hợp giữa niềm đam mê với khoa học, điều không hề thấy ở hầu hết các thú giải trí khác. Đây thực sự là dòng cá mà chúng tái định nghĩa lại các chuẩn mực về cá betta cảnh.

Tôi vô cùng biết ơn người bạn mới ở Thuỵ Sĩ, Rajiv Masillamoni, vì đã giúp đỡ tôi hoàn thành bài viết này. Cả Rajiv lẫn Markus Gutzeit đều nhiệt tình đóng góp thời gian và hình ảnh cho tôi khi được yêu cầu, kể cả gọi điện thoại từ Thuỵ Sĩ và gửi hàng loạt thư từ, hình ảnh và ghi chép. Tôi phát hiện ở Rajiv không chỉ là người cực kỳ hào hiệp mà còn rất cởi mở. Mặc dù ban đầu tôi chỉ có ý định hỏi về những vấn đề nội bộ và làm sáng tỏ về lịch sử của dòng cá halfmoon, tôi đã được tưởng thưởng bằng một câu chuyện vô cùng thú vị và mãnh liệt với đầy đủ các yếu tố quan trọng: đam mê, thích thú, trở ngại và CỰC KỲ éo le. Bởi vì toàn bộ câu chuyện không nằm trong dự án mà tôi đang thực hiện nên tôi đăng chúng ở đây. Tôi hy vọng rằng bạn cũng yêu thích nó giống như tôi vậy.

Yêu động vật ( Theo bettysplendens)

Phân loại dòng cá KOI KOHAKU

Nguồn: Koi KiChi .Tác Giả: Peter Waddington
Tại một cuộc đấu giá bán cá thịt tại Niigata Prefecture vào năm 1891, một con cá mai “Menkabri Tancho” có các đường nét đỏ và một con cá trống “Gotensakura” đã được mua bởi ông Kunizo Hiroi. Vào những năm đầu của giống cá chép này, những con cá Kokahu đều có các đường nét của “gotensakura” bao gồm những đốm đỏ nhỏ và vẩy màu đỏ chứ không như ngày hôm nay với những đốm đỏ lan rộng thật lớn. Ông Hiroi đã ép giống 2 con cá này trong năm 1891, và bầy cá con trong những năm kế tiếp đà cho ra dòng họ Gosuke. Dòng Gosuke sau đó được mua bởi Jiemon. Hậu duệ của đám này sau nhiều lần thay đổi tên họ, nhưng người cuối cùng thì về tay Manzo. Ngày hôm nay, Tomoin and Manzo là dòng huyết thống tồng truyền được dùng bởi hầu hết những trại cá Koi danh tiếng để nhân giống dòng Kokahu. Các trại cá KOI danh tiếng như Dainichi, Sakai, Torazo, Hoshikin, Miyajima, Igarshai v.v… đều dùng cá Kokahu giống từ dòng máu Sesuke and Yagozen để cho ra đời những con cá Kokahu với phẩm chất cực cao.
Tôi đã từng thảo luận với các trại cá Koi nêu trên về sự phát triển của Kohaku bắt đầu từ năm tuổi thứ nhất cho đến trưởng thành, sự thay đổi về hình tạng của màu sắc đỏ, và tính cách vững bền của các hình tạng đỏ này hoàn toàn tùy thuộc vào huyết thống của cặp cá bố mẹ . Có những dòng Kohaku cho ra các bày cá con không hề có sự thay đổi bao nhiêu, nhưng lại cũng có các dòng Kohaku sẻ có các dòng hậu duệ hoàn toàn khác hẳn với cá bố mẹ.
Đã rất nhiều lần tôi đã chứng kiến tận mắt nhũng con cá Kohaku rất nhỏ, với màu trắng đục như sữa tươi trên cơ thể và những hình tạng màu vàng chứ không đỏ được bán ra với giá thật kinh hồn tại những lần đấu giá ở các trại cá Koi . Những con cá này nếu được đánh giá tại những nơi khác về giá trị hiện kim cũng như phẩm chất như tại Anh quốc chẳng hạng, thì sẻ được xem như là loại hàng bỏ đi, không đáng để nuôi . Tôi có tên gọi riêng cho các loại này là Kihaku, bỏi vì các hình tạng màu vàng trên cơ thể . Đó là đối vói những ai không biết chơi cá Koi dòng Kohaku, nhưng với những người chơi cá Koi thuộc hàng PRO, thì họ sẻ tìm bằng mọi cách để mua các con cá loại này càng nhiều càng tốt, vì họ biết được tiềm năng trong tương lai của các con cá dòng Kokahu này . Có một số trại cá Koi không nhân giống dòng Kokahu, nhưng Kohaku vẩn giữ địa vị độc tôn của nó, và nổi tiếng nhất trong tất cả các dòng cá Nishikigoi. Tôi có đính kèm các tấm ảnh minh họa ở đây với tích cách tham khảo . Các tấm ảnh này không hề và không nên được dùng để làm thước đo khi chọn mua cá Kokahu, mà các tấm ảnh này chỉ có tính cách nhận định những hình dạng thường thấy nhất ở dòng cá Kohaku . Khi nhìn vào một ao cá Koi với khoảng 200 con dòng Kohaku đang bơi lội trong đấy, và bạn yêu cầu xin được xem cận mục một con cá nào đó, thì việc này sẻ dễ dàng hơn nhiều khi bạn nói cho trại cá biết hình tạng trong ngôn ngữ mà họ có thể hiểu, hơn là bạn chỉ vào ao và chỉ một con cá nào đó, thì đây là việc làm hết sức khó khăn và mất thì giờ.

Môi son


Nhất hồng tạng


Vương miện

Tạng sét đánh

Đội mũ
 

Song tạng
Tất cả những con cá Koi dòng Kohaku có giá thật rẻ tại các cửa hàng bán cá Koi nơi bạn cư trú, tiềm năng trong tương lai của những con cá Koi này về màu sắc, và làn da sẻ thật là không tốt tí nào cả, nếu các bạn là những người mới vào nghề chơi, thì các con cá này sẻ rất là lý tưởng để cho các bạn thực nghiệm . Nếu thú đam mê còn tiếp tục trong các năm sau đó, khi các bạn đã có đủ tự tin về phương cách nuôi dưỡng Koi, thì lúc ấy hãy mua những con cá Koi dòng Kohaku với phẩm chất cao hơn. Khi mua những con cá Koi này, xin đừng mua những con với màu sắc sặc sỡ, mà nên mua những con Koi Kohaku với màu sắc tố đỏ nhạt hơn khi so sánh với những con rẻ tiền khác. Khi có điều kiện hảy so sánh màu sắc và làn da của những con có màu nhạt này và những con Kohaku có màu sắc rực rỡ và rẻ tiền khác khi chúng được nuôi cùng trong một môi trường nước và phương pháp nuôi dưỡng khác nhau. 

Tam hồng tạng


Tứ hồng tạng
Những con Koi Kohaku có phẩm chất cực cao, sẻ chỉ có màu vàng-đỏ khi nhỏ và màu sắc sẻ được từ từ chuyển hoá đến màu vàng-đỏ rực rỡ, mà vẩn giữ được hình tạng của màu sắc và các kết cấu của làn da không thay đổi qua việc cho ăn các loại thức ăn thượng hạng giúp cho sự gia tăng vê màu sắc. Những trại cá Koi danh tiếng của Nhật không bao giờ cho cá Koi dòng Kohaku của họ ăn các loại thức ăn giúp cho sự gia tăng màu sắc cho đến khi ít nhất là cá đã được 2 tuổi , và đó là lý do về tại sao màu sắc của những con Kohaku với kích thước nhỏ sẻ chỉ là màu vàng-đỏ nhạt, nhưng tiềm năng về phẩm chất sẻ rất cực cao trong tương lai.
Khi chọn Koi Kohaku kích thước lớn, hãy để ý đến những con Koi có làn da "sạch" không tì vết với màu trắng đục của sữa tươi, và lưu tâm đến tiềm năng trong tương lai khi trưởng thành, chúng sẻ có khả năng tạo ra lăn ranh rõ rệt (kiwa) giữa màu trắng sữa và các hình tạng cấu trúc đỏ trên cơ thể cá. Đồng thời hãy chọn những kết cấu về hình tạng đỏ có sự hài hoà (xin đừng bao giờ chọn những con Koi Kohaku có màu sắc trên các hàng vẩy thay đổi), và dĩ nhiên là chọn hình tạng đỏ nào mà mãn nhãn cho các bạn . Có nhiều người chơi sẽ chọn những con cá Koi dòng Kohaku có hình tạng màu đỏ kết thúc trước khi đến phần đuôi, nhưng xin lưu ý đây chỉ là sở thích, chứ không là điều quan trọng. 
Lưu ý: Kể cả những con Kohaku có phẩm chất thượng hạng nhất, sẻ luôn luôn thể hiện màu sắc tố đỏ cực đậm trên phần đầu, khi so sánh với màu đỏ trên phần cơ thể còn lại. Lý do tại sao như thế là vì trên các phần khác trên cơ thể của Koi, màu đỏ sẻ phải phát triển qua 2 lớp da và vẩy, nhưng phần trên đầu thì không cần thiết phải như thế. 
Đồng thời, lằn ranh phân biệt giữa màu trắng đục của sữa và đỏ sẻ rất rỏ nét khi đến gần đoạn kết của phần đuôi.
Tránh chọn và mua những con cá Koi Kohaku có "cửa sổ" của màu trắng trong phần kết cấu của sắc tố đỏ, vì đây là dấu chỉ cho biết cá sẻ bị mất màu đỏ rất nhiều, hay hoàn toàn mất đi màu sắc đỏ trong tương lai vì khả năng lây lan của màu trắng.
Yêu động vật.

"Cá Rồng" Biểu tượng của sự may mắn!

Cá Rồng Châu Á là loại cá được xếp vào hàng đầu trong thế giới cá cảnh, vì sự ưa chuộng rộng rãi, giá trị cao và vẻ đẹp của nó. Nét độc đáo của hình dạng, miệng rộng và vẩy sáng đã làm cho cá rồng trở nên đặc biệt và đã làm cho bao con tim của những tài tử si mê cá phải rung động. Với nét gần gũi cùng tổ tiên Nhà RỒNG, tất cả các Hoa Kiều trên toàn thế giới đều tin tưởng Cá Rồng là tượng trưng cho sự may mắn, phát tài lộc, và đem lại hạnh phúc do đó cá rồng trở thành con vật được cưng chiều nuôi nấng trong nhà để làm cho Phong Thủy được tốt hơn. Theo tương truyền hồ cá rồng là Phong, Nước hồ là Thủy, Cá Rồng là Tài, ba chữ này hợp lại thành Đại Phúc. Do vậy ngoài việc thưởng thức vẻ đẹp hiếm thấy của cá rồng mà các chủ nhân thường xem cá rồng như là biểu tượng cho sự phú quý của mình, đó là lý do tại sao cá Rồng được ưa chuông nhiều.

Cá Rồng châu Á được chia ra làm 4 loại tùy theo màu sắc tự nhiên khác nhau của từng giống:

KIM LONG QÚA BỐI từ Malaysia (Cross Back Golden Malaysia).




HUYẾT LONG (Super Red) từ tỉnh West Kalimantan, Indonesia.

KIM LONG HỒNG VỸ (Red Tail Golden) từ tỉnh Pekanbaru, Indonesia.

THANH LONG (Green Arowana). Riêng giống này có thể tìm thấy ở vài nhánh sông khác tại Malaysia Indonisia, Myanmar và Thái Lan. Trong những năm qua, vì sự ưa chuộng đại trà và nhu cầu quá cao, cộng với hứa hẹn của siêu lợi nhuận, sự săn bắt tận cùng bừa bãi đã đưa số lượng cá rồng gần như tuyệt chủng. Đặc biệt là giống Kim Long Quá Bối và Huyết Long đột nhiên biến mất trong thập niên 80. May mắn thay, cá rồng được bảo vệ bằng cách liệt kê vào hàng động vật có cơ hội tuyệt chủng của CITES (Wild Fauna and Flora) được đăng ký vào hạng mục bảo vệ động vật số 1 (Appendix I CITES). Từ đó những kẻ săn bắt cá rồng mà không có giấy phép sẽ bị truy tố và phạt tiền rất nặng, cho đến hôm nay vẫn còn nhiều quốc gia cấm buôn bán cá rồng như Mỹ và Đài Loan.



Yêu động vật.