Thứ Tư, 6 tháng 7, 2011

Danh sách 10 loài cá cảnh đẹp nhất thế giới

Danh sách 10 loài cá cảnh đẹp nhất thế giới

Danh sách 10 loài cá cảnh đẹp nhất dựa trên tiêu chí về màu sắc, hình dáng và giá cả của Jamie Frater, người New Zealand chuyên gia hàng đầu thế giới về cá cảnh. 1.Mandarinfish (Cá Trạng Nguyên)
Cá này chỉ ăn những vi sinh vật sống trong đá ở các rặng san hô, vì vậy người nuôi phải cho đá vào bể ít nhất một tháng trước khi thả cá vào. Một con thuộc loài này có giá khoảng 3 triệu đồng.
2.Discus (Dá Đĩa)
Discus có lẽ là loài đẹp nhất trong tất cả các loài cá nước ngọt, đồng thời cũng là một trong các loài cá nước ngọt đắt nhất, chỉ đứng sau Koi.
3.Lionfish (Cá Sư Tử)
Lionfish, hay còn gọi là Zebrafish (cá ngựa vằn) khiến người ta cảm thấy như bị thôi miên mỗi khi ngắm. Những cái gai trên lưng loài cá này rất độc, người chơi cá này vẫn nên rất cẩn thận mỗi khi vệ sinh bể.
4.Moorish Idol
Đây là một trong những loài cá đắt và khó nuôi trong bể nhất.
5.Koi (Cá chép Nhật)
Hầu hết các loài cá chép Koi đều chỉ có màu cam hoặc trắng. Những con có kiểu hoa văn đặc biệt được các nhà sưu tập săn lùng và trả giá đến hàng nghìn USD.
6.Flame Angel (Thiên Thần Lửa)
Loài cá này phổ biến và có giá cả phải chăng.
7.Coral Beauty (Người đẹp san hô)
Phải nhìn tận mắt mới có thể thấy hết vẻ đẹp rực rỡ của loài cá này. Coral Beauty có sức chịu đựng cao và dễ dàng nuôi trong bể.
8.Regal Tang (Cá Đuôi Gai)
Sau khi bộ phim hoạt hình “Finding Nemo” công chiếu, loài cá này thường được các em bé gọi là “cá Dory”.
9.Parrotfish (Cá Vẹt)
Tên như vậy vì loài cá này có miệng giống mỏ chim. Parrotfish dùng mỏ để nghiền nát san hô và ăn những động vật không xương sống nhỏ.
10.Cichlids châu Phi
Loài cá được tìm thấy ở ba hồ lớn của Châu Phi: Malawi, Tanganyika và Victoria. Ở hồ Victoria loài cá này có số lượng ít hơn và màu sắc cũng thường kém sặc sỡ hơn các hồ kia.
Yêu động vật

Cá “La Hán” một thời đã xa?

Cá “La Hán” một thời đã xa?

Cá La Hán là một loài cá có được qua phương pháp lại tạo của các nghệ nhân cá cảnh chứ trong tự nhiên không hề có loài cá này. Có một số nhận định cho rằng cá La Hán được lai tạo từ cá Hồng Két (Flamingo Cichlid) và cá rô phi họng đỏ mà ra, nhưng thực chất chúng được lai tạp từ nhiều loài cá khác nhau cùng chung một họ cá rô phi rất đa dạng vốn có hơn 400 loài. Những con cá La Hán đầu tiên xuất hiện tại các bể nuôi ở Malaysia. Đến năm 2001, từ những cuộc thi cá La Hán đầu tiên đã nhen nhóm phong trào chơi cá La Hán và nhanh chóng lan rộng, được nhiều người hưởng ứng và được phổ biến đến các nước Châu Á khác gồm có Trung Quốc, Nhật Bản, Đài Loan,… và thực sự phát triển mạnh ở Việt Nam vào đầu năm 2004.
Là loài cá cảnh được lai tạo, có tuổi thọ khá cao (trên 10 năm) và sức khỏe cũng khá tốt. Cá trưởng thành có khá nhiều điểm đặc biệt được thừa hưởng bởi cá cha và cá mẹ đặc biệt là màu sắc lấp lánh trên thân không con nào giống con nào cả. Chúng có vây đuôi dài đẹp và nhọn ở phần chót đuôi cũng như vây, mắt không to, hai mang ngắn. Cá La Hán trưởng thành có kích thước từ 15 đến 25cm hoặc 30cm tùy loài. Cá La Hán khá hiếu động và tò mò, bơi lội nhiều trong hồ và cũng thích phá phách những vật làm cảnh như đá, cây thủy sinh. Dễ nuôi vì cá mạnh khỏe, ít bệnh lại ăn tạp, chủ yếu những thức ăn sống như tôm tép, ốc, cá con và thịt bò băm nhuyễn.
Tiêu chuẩn chung để đánh giá một chú cá La Hán đẹp là thân mình phải nhiều “châu” tức là những vảy cá óng ánh, những vạch đen trên thân (có loài không có vạch đen) và cái đầu phải có cái gù càng to thì càng có giá trị.
Sở dĩ một chú cá La Hán đạt tiêu chuẩn lại có giá cao vì mặc dù chúng sinh sản khá dễ, nhưng số cá trưởng thành có màu sắc đẹp và đầu gù to thường chiếm tỷ lệ khá thấp trong đàn cá, từ 10% đến 30% cho dù cá cha và cá mẹ đều đẹp.
Cá La Hán được lai tạo ra có hơn 60 loài nhưng những loài sau đây được ưa thích và nuôi nhiều là:Kim Cương, Nữ Hoàng Kim Cương, Phúc Lộc Thọ (lai tạo thành công ở Việt Nam năm 2003), King Kamfa (giống ngoại nhập và đắt nhất trong các loại hiện nay).
Có thể nói hiện nay phòng trào nuôi cá La Hán không còn nở rộ như ngày xưa nữa. Đã qua rồi cái thời nhà nhà nuôi cá La Hán. Tuy nhiên vẫn còn không ít một số người vẫn đam mê những chú cá lai tạo với cái đầu “khủng bố” này, phong trào nuôi cá La Hán đã dần đi vào quên lãng, nhưng vẫn còn đó những câu lạc bộ chơi cá La Hán với niềm đam mê và sự trân trọng đối với loài cá này.
Yêu động vật.

Đây là gì?

Đây là gì?
Rất nhiều người lần đầu tiên nhìn vào bức hình này sẽ không biết đó là gì cả
Thật ra đây là miệng của một chú KOI nổi trên bề mặt ao hi vọng tìm thấy một chút thức ăn, Loài này hiện nay đang rất được ưa chuộng trong việc nuôi kiểng.

Yêu động vật ( theo livescience)

“Cá Rồng” Biểu tượng của sự may mắn!

“Cá Rồng” Biểu tượng của sự may mắn!

Cá Rồng Châu Á là loại cá được xếp vào hàng đầu trong thế giới cá cảnh, vì sự ưa chuộng rộng rãi, giá trị cao và vẻ đẹp của nó. Nét độc đáo của hình dạng, miệng rộng và vẩy sáng đã làm cho cá rồng trở nên đặc biệt và đã làm cho bao con tim của những tài tử si mê cá phải rung động. Với nét gần gũi cùng tổ tiên Nhà RỒNG, tất cả các Hoa Kiều trên toàn thế giới đều tin tưởng Cá Rồng là tượng trưng cho sự may mắn, phát tài lộc, và đem lại hạnh phúc do đó cá rồng trở thành con vật được cưng chiều nuôi nấng trong nhà để làm cho Phong Thủy được tốt hơn. Theo tương truyền hồ cá rồng là Phong, Nước hồ là Thủy, Cá Rồng là Tài, ba chữ này hợp lại thành Đại Phúc. Do vậy ngoài việc thưởng thức vẻ đẹp hiếm thấy của cá rồng mà các chủ nhân thường xem cá rồng như là biểu tượng cho sự phú quý của mình, đó là lý do tại sao cá Rồng được ưa chuông nhiều. Cá Rồng châu Á được chia ra làm 4 loại tùy theo màu sắc tự nhiên khác nhau của từng giống:
KIM LONG QÚA BỐI từ Malaysia (Cross Back Golden Malaysia).
HUYẾT LONG (Super Red) từ tỉnh West Kalimantan, Indonesia.
KIM LONG HỒNG VỸ (Red Tail Golden) từ tỉnh Pekanbaru, Indonesia.

THANH LONG (Green Arowana). Riêng giống này có thể tìm thấy ở vài nhánh sông khác tại Malaysia Indonisia, Myanmar và Thái Lan. Trong những năm qua, vì sự ưa chuộng đại trà và nhu cầu quá cao, cộng với hứa hẹn của siêu lợi nhuận, sự săn bắt tận cùng bừa bãi đã đưa số lượng cá rồng gần như tuyệt chủng. Đặc biệt là giống Kim Long Quá Bối và Huyết Long đột nhiên biến mất trong thập niên 80. May mắn thay, cá rồng được bảo vệ bằng cách liệt kê vào hàng động vật có cơ hội tuyệt chủng của CITES (Wild Fauna and Flora) được đăng ký vào hạng mục bảo vệ động vật số 1 (Appendix I CITES). Từ đó những kẻ săn bắt cá rồng mà không có giấy phép sẽ bị truy tố và phạt tiền rất nặng, cho đến hôm nay vẫn còn nhiều quốc gia cấm buôn bán cá rồng như Mỹ và Đài Loan.
Yêu động vật.